Lịch sử cà phê Indonesia
Câu chuyện về cà phê tại Indonesia bắt đầu vào thế kỷ 17, khi người Hà Lan mang giống cà phê Arabica từ vùng Yemen về địa bàn nước này. Từ đó, cây cà phê đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên quần đảo này như Sumatra, Java, Bali và Sulawesi. Khí hậu đa dạng và đất đai phong phú tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây cà phê, tạo nên những hạt cà phê chất lượng cao.
Ban đầu, Indonesia chỉ sản xuất cà phê Arabica. Tuy nhiên, vào năm 1876, bệnh gỉ sắt lá cà phê đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành cà phê của đất nước này, làm mất phần lớn diện tích trồng cà phê Arabica. Để thay thế, Indonesia đã thử trồng giống Liberica, nhưng cũng không tránh khỏi sự tàn phá của bệnh gỉ sắt lá. Do đó, Indonesia đã quyết định chuyển sang trồng cà phê Robusta. Ngày nay, Robusta chiếm gần 80% tổng diện tích cà phê được trồng trong nước.
Phương pháp chế biến cà phê ở Indonesia
Ở Indonesia, vì điều kiện khí hậu, phương pháp chế biến cà phê nhân được sử dụng chủ yếu là chế biết xát vỏ ướt (wet-hulled), hay còn được gọi là "gilling basah" trong tiếng Indonesia. Cà phê sau khi thu hoạch, bóc vỏ ngoài, sẽ được để lên men trong bể chứa. Sau khi lên men và lớp nhầy được rửa sạch, hạt cà phê thóc với độ ẩm cao (25-35%) được thu mua bởi các nhà máy chế biến lớn và được xát vỏ. Máy xát vỏ cà phê ướt cần mạnh hơn máy xát vỏ khô vì cần dùng nhiều lực hơn để tách lớp vỏ trấu còn dính chặt vào hạt cà phê.
Trong phương pháp xát vỏ ướt (wet-hulled), lớp vỏ trấu còn dính chặt vào hạt trước khi tiến hành xát vỏ. Trái lại, trong phương pháp chế biến ướt (wet processing), cà phê được phơi khô, lớp vỏ trấu không còn dính chặt vào hạt trước khi xát vỏ.
Các vùng sản xuất cà phê tại Indonesia
Bali: Vùng trồng cà phê chính của Bali là vùng cao nguyên Kintamani, nằm giữa hai ngọn núi lửa Batukaru và Gunung Agung. Cà phê Kintamani thường có hương vị trái cây tươi mát kết hợp với hậu vị đắng nhẹ.
Java: Trên đảo Java, cà phê được chế biến ướt. Cà phê Java thường có hương vị đậm đà, ngọt ngào kết hợp với một chút hương vị thảo mộc.
Flores: Cà phê được trồng từ 1.200 đến 1.800 mét. Cà phê ở đây có vị ngọt nhẹ và thanh.
Sulawesi: Cà phê được trồng ở độ cao cao hơn so với các đảo khác trong quần đảo Indonesia. Mặc dù hầu hết cà phê Sulawesi vẫn được chế biến bằng phương pháp xát vỏ ướt, một số nông dân đã áp dụng phương pháp chế biến ướt. Kết quả là hạt cà phê có hương vị ngon hơn, có hương vị của quế, và ít vị đất hơn.
Sumatra: Cà phê Indonesia Sumatra nổi tiếng với vị ngọt và cân bằng, với một chút vị của ca cao, đất, khói hoặc gỗ tuyết tùng. Một số loại cà phê Sumatra có độ axit rõ rệt, khiến người uống liên tưởng đến các loại trái cây nhiệt đới như bưởi hoặc chanh. Tuy nhiên, hầu hết cà phê Sumatra đều có độ axit thấp. Hương vị đặc biệt của cà phê Sumatra được tạo nên nhờ phương pháp chế biến xát vỏ ướt phổ biến ở hòn đảo này.
Hương vị cà phê hảo hạng, cà phê đặc sản (specialty coffee) Indonesia
Cà phê Specialty từ Indonesia có độ đậm, tạo cảm giác dày, béo và mềm mại trong miện, hương vị chua nhẹ, cân đối, với độ ngọt tự nhiên. Cà phê này thường có hương thơm của sô cô la đen, hạt dẻ, và một chút hương vị trái cây.
Nguồn tham khảo:
1. Indonesian Coffee: The COMPLETE Guide (+Tasting Notes) 2020 (thecoffeemaven.com)
4. Indonesian Coffee: The COMPLETE Guide (+Tasting Notes) 2020 (thecoffeemaven.com)